Cách chăm sóc bể cá cảnh sạch và đẹp

Cách chăm sóc và bảo trì cũng như vệ sinh bể cá không khó, chỉ cần bạn hiểu rõ vài nguyên tắc sau

Cách chăm sóc bể cá cảnh sạch và đẹp
Cách chăm sóc bể cá cảnh sạch và đẹp

Kiểm soát tảo xanh

Vệ sinh bể cá cảnh là việc mà bất kỳ người nào đam mê nuôi cá đều phải thực hiện để giữ cho môi trường nuôi cá được sạch sẽ. Sau một khoảng thời gian thì các bể cá đều sẽ gặp tình trạng bám tảo xanh nhầy nhụa ở trên thành bể.

Vì vậy bạn cần phải có cách vệ sinh bể cá cảnh đúng cách để kiểm soát tảo xanh bám trên bể. Một cách đơn giản là nuôi thêm một vài loại cá yêu thích tảo như cá Plecostomus. Giống cá này thường được biết đến với cái tên “cá dọn bể”, “cá lau kính” hay cá tì bà.

Chắc chắn khi nói đến “nhan sắc” thì không ai mê được Plecostomus nhưng loài cá này vẫn được mọi người yêu quý vì chúng thích ăn tảo. Không chỉ có tảo, Plecostomus còn ăn rất nhiều thứ khác có trong bể cá, kể cả cá chết. Nhờ có Plecostomus, bể cá nhà bạn sẽ luôn được sạch sẽ, lượng tảo xanh được kiểm soát.

Nuôi cá lau kính Plecostomus giúp vệ sinh bể cá cảnh và kiểm soát sự phát triển của tảo
Nuôi cá lau kính Plecostomus giúp vệ sinh bể cá cảnh và kiểm soát sự phát triển của tảo

Vệ sinh kính bể

Để đảm bảo cá sống trong môi trường trong lành thì mỗi người nuôi cá phải giữ cho kính của bể cá được sạch sẽ. Mặc dù cá Plecostomus - như đã giới thiệu ở phần trên, có thể giúp kiểm soát sự phát triển của tảo và làm sạch bể cá nhưng vẫn không thể sạch triệt để vì vậy vẫn cần đến đôi tay của chính bạn. Bạn nên sắm một bộ vệ sinh và thực hiện vệ sinh bể cá cảnh phía bên trong mặt kính trước mỗi lần thay nước. Những chất bẩn sẽ theo nước cũ ra ngoài.

Cách chăm sóc bể cá cảnh sạch và đẹp
Bể kính phải được giữ sạch sẽ để đảm bảo môi trường sống của cá được trong lành

Vệ sinh nước bể

Mỗi tuần bạn phải vệ sinh nước bể cá một lần. Khi vệ sinh bạn cần thay một phần nước trong bể (khoảng từ 10 đến 20%) sẽ giúp bể cá sạch đẹp hơn mà lượng vi khuẩn có ích trong nước vẫn được giữ lại. Sau khi thay xong nước bể, bạn dùng máy hút chân không hoặc vòi hút để làm sạch sỏi hoặc các phụ kiện trang trí rồi bổ sung nước đầy đủ.

* Chú ý: Nếu dùng nước máy bạn nên đổ nước ra chậu để bay hết clo rồi mới cho vào bể.

Cách chăm sóc bể cá cảnh sạch và đẹp
Thay nước hàng tuần là việc cần thiết khi vệ sinh bể cá cảnh

Vệ sinh sỏi

Những thứ nặng như thức ăn thừa hoặc chất thải của cá không thể nổi sẽ lắng đọng ở lớp sỏi trong bể. Nếu có điều kiện và bể cá lớn, bạn nên mua một chiếc máy hút sẽ giúp vệ sinh tốt bể cá, hút những chất bẩn đọng dưới sỏi và đặc biệt không hút sỏi lên.

Còn nếu bể cá của bạn bé và cũng không muốn dùng máy hút thì bạn có thể làm sạch sỏi khi thay toàn bộ nước. Bạn cho toàn bộ sỏi ra ngoài và xả nước liên tục đến khi bạn cảm thấy sạch. Không cần thiết phải kỳ cọ từng viên sỏi vì cá vẫn cần những vi khuẩn có ích.

Cách chăm sóc bể cá cảnh sạch và đẹp
Sỏi dưới đáy bể chứa nhiều chất thải và thức ăn thừa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Vì vậy cần phải làm sạch sỏi

Vệ sinh bộ lọc

Bộ lọc là thứ không thể thiếu đối với bể cá, tùy vào kích thước bể mà có thể sử dụng một hoặc nhiều bộ lọc để giúp cá khỏe mạnh. Vệ sinh bộ lọc cũng là việc quan trọng trong quá trình bảo trì, bạn cần thực hiện theo những hướng dẫn với từng loại bộ lọc, nếu cần sẽ phải thay một số bộ phận.

Vì đặt trong bể cá nên những bộ phận này của bộ lọc sẽ bị phủ bởi các loại vi khuẩn có lợi và tảo. Đây là một trong những phần giúp môi trường sống của cá được cân bằng vậy nên nếu bạn thay thế toàn bộ cũng sẽ không tốt cho cá, bạn chỉ nên thay từng thứ một để cá có thể thích nghi dần dần.